Đang là ngành phát triển mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Thi công xây dựng làcông việc quan trọng góp phần vào việc hoàn thành dự án theo đúng tiến độ và chất lượng.
Hãy đến với thi công xây dựng của GDT Group
Chất lượng tuyệt đối: Cam kết chất lượng công trình là tiêu chí hàng đầu
Giá thành cạnh tranh nhất: Chi phí giá thành cạnh tranh nhất so với mặt bằng
Tiến độ thi công nhanh: Tiến độ thi công đúng hẹn tuyệt đối
Thái độ phục vụ cởi mở: Cởi mở thân thiện, thái độ phục vụ chu đáo, lịch sự
Chế độ hậu mãi tốt nhất: Nhiều chế độ hậu mãi cho khác hàng chọn lựa
Bảo hành công trình: Cam kết bảo hành công trình với bạn.
Để giúp mọi người hiểu hơn, GDT Group xin trình bày về 2 phương pháp tính giá thành này như sau:
Tính giá thành theo tổng diện tích xây dựng:
Như đã đề cập ở trên, đây là phương pháp phổ biến, thuận tiện cho cả nhà thầu xây dựng lẫn chủ đầu tư để tính giá thành xây dựng công trình. Đối với phương pháp này, ta hiểu nôm na cách tính diện tích xây dựng như sau: phần diện tích có mái che tính 100% diện tích, phần diện tích không có mái che tùy thuộc vào tính chất cũng như điều kiện thi công sẽ được tính từ 30% đến 200% diện tích, cụ thể:
– Phần diện tích tầng hầm thông thường tính 150% – 200% diện tích tùy điều kiện thi công
– Sân trước và sân sau thông thường tính 50% – 70% diện tích tùy điều kiện thi công
– Phần diện tích không có mái che ngoại trừ sân trước và sân sau tính 50% diện tích. ( Sân thượng, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT )
– Phần Mái thông thường tính 30% – 70% diện tích tùy loại mái (tole, ngói).
– Phần thông tầng tại tầng lửng thông thường tính 30% – 50% diện tích.
– Ô trống trong nhà có diện tích < 8m2 tính 100% diện tích.
Việc áp dụng hệ số % trên đây mang tính chất tham khảo chung. Theo cách tính này, ta dựa vào mặt cắt công trình để xác định phần diện tích có và không có mái che, kết hợp với mặt bằng các tầng của công trình để tính ra được diện tích cụ thể cho từng khu vực.
Dựa vào mặt cắt công trình để phân biệt khu vực diện tích có mái che, không mái che
Kết hợp với mặt bằng các tầng để tính ra diện tích cụ thể từng khu vực
Sau khi có được diện tích cụ thể từng khu vực, ta tổng hợp lại được tổng diện tích xây dựng công trình, sau đó nhân với một đơn giá xây dựng cụ thể để được giá thành xây dựng của công trình. Cách tính này phù hợp trong công tác tính giá phần thô công trình, và trong nhiều trường hợp cũng có thể áp dụng để tính giá phần hoàn thiện công trình nếu như chủ đầu tư khoán trọn cho nhà thầu xây dựng.
Ngoài ra, để chi tiết hơn ta có thể sử dụng phương pháp tính theo bảng dự toán công trình. Phương pháp này áp dụng cho cả công tác xây thô lẫn hoàn thiện công trình, mang tính chính xác, cụ thể hơn nhưng đòi hỏi công trình phải có hồ sơ thiết kế kiến trúc chi tiết.
Phương pháp tính giá thành theo bảng dự toán xây dựng:
Dựa trên hồ sơ thiết kế kiến trúc chi tiết của công trình, đối với công tác xây thô ta sẽ tổng hợp được khối lượng, vật tư, nhân công cần thiết để thi công các hạng mục như: công tác chuẩn bị, đào đất, công tác bê tông, bê tông móng, xây gạch, tô, điện nước, công tác hoàn thiện… Tổng hợp lại ta sẽ được dự toán xây dựng phần thô công trình.
Bảng tổng hợp dự toán xây dựng phần thô công trình
Tương tự, ta cũng có dự toán hoàn thiện công trình với các hạng mục như: cung cấp lắp đặt cửa, gạch lát, đá granit, trần thạch cao, sơn nước, hệ thống điện nước, các công tác hoàn thiện khác… tùy theo qui mô công trình mà có những hạng mục cụ thể riêng, ví dụ:
Dự toán hoàn thiện hạng mục lát gạch
Tổng hợp lại các hạng mục hoàn thiện ta được bảng dự toán kinh phí hoàn thiện công trình:
Trên đây là một số phương pháp tính giá thành xây dựng phổ biến, nếu bạn cần tư vấn thêm về các phương pháp này cũng như các vấn đề khác liên quan tới lĩnh vực thi công xây dựng, đừng ngại liên hệ với Phòng Kỹ Thuật Thi Công để được tư vấn miễn phí.